Giới thiệu tổng quan về thị trấn Tằng Loỏng
TẰNG LOỎNG - VÙNG ĐẤT - CON NGƯỜI VÀ TRUYỀN THỐNG
Tằng Loỏng là thị trấn vùng 01 của huyện Bảo Thắng, diện tích tự nhiên 3807,43ha (38,0743Km2), với dân số 2.035 hộ 8029 khẩu cơ bản gồm 02 dân tộc cùng sinh sống ở 13 thôn, tổ dân phố (dân tộc kinh chiếm 81,3%, dân tộc Dao đỏ 15,2%, Dân tộc Tày 3,5%, Dân tộc Giáy 1,3%). Nền kinh tế chủ yếu là: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và sản xuất nông, Lâm nghiệp, chăn nuôi
I.
Điều kiện tự nhiên - Đặc điểm kinh tế xã hội
1. Điều kiện tự
nhiên
Vị trí địa lý
Thị trấn Tằng Loỏng nằm ở phía tây nam của huyện Bảo Thắng, có vị trí địa kinh tế hết sức
quan trọng (Khu công nghiệp của cả nước). Phía đông tiếp giáp xã Sơn Hà, Phú
Nhuận, phía tây giáp xã Gia Phú huyện Bảo Thắng, xã Suối Thầu huyện Sa Pa, phía
nam giáp xã Phú Nhuận, phía bắc giáp xã Xuân Giao, Sơn Hải huyện Bảo Thắng.
Diện tích toàn thị trấn 3807,43ha (38,0743Km2). Trên địa bàn thị trấn có tuyến đường tỉnh lộ 151 nối liền Thành phố
Lào Cai với huyện Văn Bàn chạy qua 05 tổ dân phố đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Nhân dân giao thương, buôn bán phát triển kinh tế.
Địa hình chủ yếu
là đồi, núi cao, phía tây là dải núi thấp của dãy núi Trát, nền
đất ổn định, cường độ chịu nén cao là tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm
nghiệp và các loại cây dược liệu vùng nhiệt đới.
Khí hậu thủy văn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa, một năm chia làm hai mùa
rõ rệt (mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, mùa khô tư tháng 10 đến tháng 3 năm
sau). Mùa mưa thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 70% lượng mưa cả năm,
trong đó vào tháng 6,7,8 thường có lượng mưa lớn nhất, tháng nóng nhất là tháng
7, nhiệt độ trung bình từ 30 – 34 0C có thời điểm lên đến 39,400C.
Mùa khô, bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ chung bình từ 21-230C,
tháng lạnh nhất là tháng (11, 12 âm lịch), nhiệt độ trung bình 12-150C,
có thời điểm xuống âm 010C xuất hiện băng tuyết vùng núi cao. Độ ẩm
không khí trung bình 80%, hướng gió thịnh hành là hướng đông nam, ngoài ra còn
chịu ảnh hưởng của các luồng gió khô, nóng thường hay xuất hiện vào các tháng
6,7,8 trong năm.
Với điều kiện địa lý, khí hậu, thủy văn, thị trấn Tằng Loỏng có nhiều yếu tố
thuận lợi phát triển các loại cây công nghiệp, cây lương thực, các loại cây rau
củ ngắn ngày, thảm thực vật phong phú là điều kiện thuận lợi cho phát triển
chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá.
Đất đai, nguồn
nước
Theo số liệu kiểm kê đất đai, diện tích tự nhiên của thị
trấn Tằng Loỏng là 3807,43ha (38,0743Km2).
Nguồn nước cung cấp cho Nhân dân khu vực
thị trấn là nguồn nước từ xí nghiệp kinh doanh nước sạch Tằng Loỏng, vùng cao Nhân dân sử dụng nguồn
nước tự chảy, nước sản xuất được lưu trữ tại các hồ thủy lợi, suối chảy qua địa
bàn. Điển hình trong nguồn tài nguyên nước là dòng suối Trát được bắt nguồn từ
các dẫy núi cao thuộc xã Suối Thầu huyện Sa Pa chảy dài với nhiều thác lớn nhỏ,
là một trong những tiềm năng về phát triển du lịch (Chưa được khai thác)
2. Đơn vị hành
chính
Theo truyền thuyết Tằng Loỏng là phiên âm
của hai từ Tăng Loỏng, trong ngôn ngữ của người Dao, nó có nghĩa là “Đèn sáng”.
Người ta gọi thế khi nhìn thấy vùng đất này có những hòn đá tự phát sáng trong
đêm.
Trước năm 1954, làng Tằng Loỏng thuộc xã
Xuân Giao, Sau năm 1954, thực hiện chủ trương của tỉnh về đặt tên các địa
phương theo tên gọi của các anh hùng dân tộc, các mục tiêu xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở Miền Bắc và chủ trương cải cách ruộng đất, thực hiện khẩu hiệu “người
cầy có ruộng” của Đảng, làng Tằng Loỏng được tách ra từ xã Xuân Giao và được
đặt tên mới là xã Bình Đẳng. Đến 7
năm 1964 thể theo nguyện vọng của cán bộ, đảng viên
và Nhân dân xã Bình Đẳng trở lại tên gọi ban đầu là xã Tằng Loỏng, đến năm 1986
được nâng cấp lên thị trấn Tằng Loỏng cho đến ngày nay.
Thời điểm đầu năm 1955 xã Bình Đằng gồm có
03 làng: Làng Đầu Trát, làng Tằng Loỏng và làng Mã Ngan, đến năm 1964 phát
triển thêm làng Khe Khoang. Theo thời gian dân số của các làng ngày càng phát
triển, số làng cũng chia tách, làng Đầu Trát chia thành 02 làng là làng Trát 1
và làng Trát 2; làng Tằng Loỏng chia thành 03 làng là làng 1, làng 2, làng 3,
Mã Ngan 01 làng, Khe Khoang 01 làng nâng tổ số lên 07 làng. Năm 1995 thị trấn Tằng Loỏng có 14 thôn và
khu phố gồm: Thôn Tân Thắng, Lý Sơn, Khe Khoang, Thái Bình, Khe Chom, Rừng Sặt, Mã Ngan,
Cống Bản, Trát 1, Trát 2, Tằng Loỏng 1, Tằng Loỏng 2 và Khu phố 1 và Khu phố 2.
Năm 2020, thị trấn Tằng Loỏng sát nhập thêm 3 thôn: Cù 1, Hợp Xuân 1, Hợp Xuân 2 từ xã Xuân Giao. Qua quá trình giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng khu công nghiệp, diện tích đất thôn Lý Sơn, Tân Thắng, Thái Bình, Khe Khoang, Khe Chom, Rừng Sặt, Mã Ngan, Cống Bản được giải tỏa mặt bằng và thị trấn được sắp xếp lại địa danh các thôn, tổ dân phố, đến năm 2023 thị trấn Tằng Loỏng có 13 thôn, tổ dân phố, trong đó 03 thôn và 10 tổ dân phố. Gồm: Tổ dân phố số 1, Tổ dân phố số 2, Tổ dân phố số 3, Tổ dân phố số 4, Tổ dân phố số 5, Tổ dân phố số 6, Tổ dân phố số 7, Tổ dân phố số 8, Tổ dân phố số 9, Tổ dân phố số 10, thôn Trát 1, thôn Trát 2, thôn Tằng Loỏng.
3. Đặc điểm kinh
tế
Trước năm 2005 đời sống kinh tế của đại bộ phận người
Nhân dân thị trấn Tằng Loỏng chủ yếu là sản xuất Nông - Lâm nghiệp và chăn
nuôi, một bộ phận kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ dọc theo đường tỉnh lộ 151. Các cư
dân Tằng Loỏng có 2 phương thức canh tác đó là: Đồng bào dân tộc kinh làm
ruộng, chăn nuôi ở vùng thấp, đồng bào dân tộc Dao Đỏ làm nương rẫy ở vùng cao,
phương thức canh tác ruộng nước là phổ biến của người Kinh, còn canh tác nương
rẫy chủ yếu là dân tộc Dao Đỏ, thời gian gần đây được sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước đồng bào Dao Đỏ tích cực áp dụng phương thức canh tác lúa nước hai vụ
theo mô hình ruộng bậc thang, chăn nuôi đại gia súc (trâu) và trồng cây Thảo
Quả. Ở vùng thấp đồng bào lên khai hoang đã bỏ nhiều công sức khai khẩn các
thung lũng, bãi bằng hoang vu thành những cánh đồng màu mỡ, mang lại hiệu quả
kinh tế cao.
Ngày 15/3/2011, UBND tỉnh Lào Cai đã Ban hành Quyết
định số 601/QĐ-UBND về việc thành lập khu công nghiệp Tằng
Loỏng, tỉnh Lào Cai. Khu công nghiệp có diện tích 1.100 ha thuộc địa phận thị
trấn Tằng Loỏng, một phần xã Xuân Giao, Phú Nhuận. Đây là khu công nghiệp luyện
kim hóa chất và một số ngành công nghiệp phụ trợ khác. Các dự án công nghiệp
lớn được triển khai đầu tư có vai trò quan trọng đối với ngành công nghiệp của
tỉnh cũng như nhiều ngành kinh tế trong cả nước như Nhà máy tuyển quặng Apatit,
công suất 900.000 tấn/năm, Nhà máy Luyện đồng công suất 10.000 tấn/năm, Nhà máy
gang thép Việt Trung công suất 01 triệu tấn/năm, các nhà máy sản xuất Phốt pho
vàng tổng công suất 72.000 tấn/năm. Từ việc hình thành khu công nghiệp,
đại bộ phận người dân đã nhường lại diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp phục
vụ xây dựng các nhà máy, số lượng lao động phần lớn chuyển đổi sang chăn nuôi
gia súc, gia cầm, kinh doanh dịch vụ buôn bán nhỏ, làm công nhân trong các nhà
máy…
4. Đặc điểm dân
cư, văn hóa
Là địa phương
chủ yếu có 02 dân tộc là dân tộc Kinh và dân tộc Dao đỏ sinh sống, do vậy đặc điểm văn hóa các dân tộc ở
thị trấn Tằng
Loỏng mang đậm nét truyền thống của đồng bào dân tộc kinh ở miền
xuôi và đồng bào Dao đỏ ở miền núi. Đã từ rất lâu trên vùng đất này,
khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của văn hóa Sơn Vi, nền văn hóa hậu kỳ đá cũ
cách ngày nay hơn một vạn năm, Ở Phú Nhuận, Xuân Giao đã tìm thấy những chiếc
rìu đá có những vết sứt, mẻ, mòn vẹt dấu hiệu việc chặt, cắt của người xưa.
Năm 1965 đồng
bào dân tộc kinh lên khai hoang chủ yếu cư trú tại các thôn vùng thấp, đồng bào
Dao Đỏ cư trú tập trung nơi vùng núi cao, đầu nguồn con nước tập trung ở các
làng Trát 1, Trát 2, Mã Ngan, trải qua thời gian đồng bào dân tộc Dao Đỏ thị trấn Tằng Loỏng đã hun đúc cho mình nét bản sắc
văn hóa
riêng. Đến nay các
bản sắc văn hóa tiến bộ của đồng bào vẫn được lưu giữ cho muôn đời sau như: Lễ
hội Trầu Sun, Cúng rừng, nghi lễ cấp sắc của đồng bào Dao đỏ.
II. Truyền thống xây dựng và bảo vệ quê
hương
Trước khi được thành lập (xã Bình Đẳng năm
1954), địa bàn hành chính làng Tằng Loỏng thuộc xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng.
Từ thời Nhà Lê đến khi thực dân Pháp chiếm đóng (1428-1886) thuộc châu Thủy Vĩ,
phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa, thời kỳ này cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc
thiểu số cư trú làm ăn tại các vùng đồi núi cao. Cùng với dòng chảy chung của
lịch sử, cư dân nơi đây cùng Nhân dân các dân tộc huyện Bảo Thắng xây dựng lên
truyền thống anh dũng hào hùng trong lao động sản xuất và chiến đấu bảo vệ quê
hương.
Thời kỳ phong kiến, nông dân là tầng lớp
cơ bản của xã hội cư dân cư trú theo từng bản, mường, trong số này có những
người làm ruộng, có phần ruộng công ở các bản làng, họ phải chịu nghĩa vụ đóng
thuế, đi phu, đi lính. Do chế độ thuế nặng nề họ phải nhận thêm phần ruộng của
địa chủ, thổ ty để cấy rẽ nộp tô với tỷ lệ 3/10 đến 6/10 tùy theo các loại
ruộng khác nhau. Trong tầng lớp nông dân lao động còn có nhiều hộ ở vùng cao,
họ không có ruộng phải làm nương rẫy. Cả bản của họ trở thành những người phục
dịch thổ ty, thổ hào, phải luân phiên cầy cấy một phần ruộng cho các chức dịch,
nhưng chủ yếu là nộp tô hiện vật dưới hình thức thóc khách (khờ cu), gà khách
(khờ chi)…Đồng bào các làng người Dao ở làng Tằng Loỏng v.v.. trở thành những
người suốt đời phải làm (lam) cho thổ ty, không công cho các chức dịch. Họ là
tầng lớp nghèo khổ nhất trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến ở Bảo Thắng lúc
bấy giờ.
Ngày 25/3/1886, thực dân Pháp đánh chiếm
Bảo Thắng, điểm khởi đầu là vào Làng Nhò Trì Quang. Chúng chia làm hai cánh
quân tiến dọc theo hai bờ sông Hồng đánh chiếm Bảo Thắng. Nhân dân các dân tộc
Bảo Thắng phát huy truyền thống quật cường của người dân vùng biên ải, liên
tiếp nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Pháp. Nắm được tình hình địch, nhiều nơi
trong huyện, Nhân dân Bảo Thắng liên tiếp tổ chức các cuộc phục kích quân Pháp.
Khoảng 10 giờ ngày 29/3, một cánh quân Pháp vừa kéo đến Mường Sát đối diện Bến
Đền (Gia Phú), nghĩa quân phục sẵn ở ngòi Bo, đồng bào người Dao làng Tằng
Loỏng cùng với Nhân dân xã Xuân Giao, Gia Phú nổ súng bắn chết một số tên.
Chiều ngày 29/3 và sáng ngày 30/3/1886 quân dân Bảo Thắng còn chặn đánh, giết
một số tên ở Xuân Giao, Nam Cường, Cốc Lếu, Làng Lân, Cốc Sâm. Ngay sau khi
thực dân Pháp đặt ách cai trị ở Bảo Thắng, đồng bào các dân tộc kiên trì đấu
tranh, liên tiếp đứng dậy khởi nghĩa. Tháng 12/1888, đồng bào Dao ở làng Tằng
Loỏng cùng Nhân dân Xuân Giao, Gia Phú nổi dậy khởi nghĩa, tập hợp 500 nghĩa
quân xuống núi tấn công bọn tay sai của Pháp, tiến lên Gia Phú, xuống Võ Lao uy
hiếp cả một vùng thấp thuộc hữu ngạn sông Hồng. Tuy nhiên do vũ khí của ta thô
sơ, lực lượng quá chênh lệch, nên cuộc khởi nghĩa của đồng bào Dao bị dìm trong
biển máu.
Khi thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ
đồng, mỏ Apatit, chúng ra sức bóc lột sức người, sức của trong Nhân dân, bắt
thanh niên đi làm phu làm lính, làm đường, khai thác mỏ… trước sự áp bức của
địa chủ, phong kiến, giai cấp nông dân làng Tằng Loỏng cùng với Nhân dân xã
Xuân Giao huyện Bảo Thắng đã nhiều lần vùng lên tổ chức các hoạt động bãi công
đòi cải thiện điều kiện làm việc, phản đối giới chủ đánh đập công nhân. Tuy
nhiên do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn các phong trào đều thất bại. Hàng
ngày đồng bào dân tộc Dao đỏ làng Tằng Loỏng cũng như Nhân dân các dân tộc xã
Xuân giao vẫn phải gánh chịu sự đàn áp, bóc lột hết sức hà khắc của chế độ thực
dân phong kiến, mâu thuẫn giữa Nhân dân và địa chủ phong kiến ngày càng gay gắt.
Mâu thuẫn gay gắt này chỉ đợi thời cơ có một chính đảng là đội tiên phong của
giai cấp, của dân tộc lãnh đạo sẽ bùng lên lật nhào ách thống trị của bọn thực
dân phong kiến, xây dựng xã hội mới.
Đến nay, thị trấn đã và đang phát huy tinh thần đoàn kết dân chủ, tập trung trí tuệ, quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội, Quốc phòng - An ninh cơ bản đều đạt so với kế hoạch. Kinh tế ngày càng phát triển đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày được nâng lên. Các hoạt động của địa phương, công tác thông tin tuyên truyền, phong trào thể dục thể thao, Y tế, Giáo dục thực hiện các chính sách xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đã có phần rõ nét hơn. Thị trấn quyết tâm phấn đấu xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh vào năm 2025.